Tuy nhiên, khảo sát thực tế cho thấy có nhiều nguyên nhân khác như tâm lý e ngại bị kiểm tra vì buôn bán hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng kém chất lượng, cùng với sự hiểu sai hoặc chưa đầy đủ về chính sách thuế và đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử.
Theo quy định tại Nghị định 70, chỉ những hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán và có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên, hoạt động trong các lĩnh vực bán lẻ, nhà hàng, ăn uống, khách sạn, siêu thị, vận tải hành khách, giải trí…, có bán hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng mới bắt buộc triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền và chuyển dữ liệu tới cơ quan thuế.
Theo BQL chợ Đầm Dơi, hiện có khoảng 16 quầy mua bán quần áo may sẵn, mỹ phẩm đóng cửa vì sợ đoàn kiểm tra xử phạt các sản phẩm của họ không có hóa đơn, chứng từ. Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN
Tuy nhiên, khảo sát thực tế cho thấy có nhiều nguyên nhân khác như tâm lý e ngại bị kiểm tra vì buôn bán hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng kém chất lượng, cùng với sự hiểu sai hoặc chưa đầy đủ về chính sách thuế và đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử.
Theo quy định tại Nghị định 70, chỉ những hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán và có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên, hoạt động trong các lĩnh vực bán lẻ, nhà hàng, ăn uống, khách sạn, siêu thị, vận tải hành khách, giải trí…, có bán hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng mới bắt buộc triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền và chuyển dữ liệu tới cơ quan thuế.
Trong suốt 2 tuần qua, các Tổ công tác của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước thường xuyên túc trực, giám sát hoạt động kinh doanh tại các kiot tại Saigon Square (TP. Hồ Chí Minh). Trước động thái này, nhiều gian hàng chọn cách đóng cửa, thậm chí đóng gói, vận chuyển hàng hóa ra khỏi địa điểm kinh doanh để né tránh sự kiểm tra.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, thực tế tại hai đầu tàu kinh tế lớn cho thấy việc các hộ kinh doanh nhỏ tạm nghỉ phần lớn không đến từ chính sách thuế mà do tâm lý lo ngại, hiểu nhầm và áp lực thị trường. “Nếu được tuyên truyền và hướng dẫn cụ thể, phần lớn các hộ sẽ tiếp tục hoạt động bình thường, không bị ảnh hưởng bởi các chính sách mới,” ông nhận định.
Trước tình hình này, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có Thư ngỏ gửi Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, các đại lý thuế, công ty cung cấp dịch vụ kế toán, tư vấn thuế và công nghệ. Thư đề nghị các tổ chức này tích cực hỗ trợ người nộp thuế, đặc biệt là hộ kinh doanh cá thể, để đảm bảo việc triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đúng quy định, không gây hoang mang hay hiểu lầm.
Cùng với đó, Cục Thuế cũng đã có thư gửi đến các hộ kinh doanh nhằm khẳng định rõ chủ trương không tăng thuế, không gây khó khăn cho người dân, mà nhằm tăng cường minh bạch và chống thất thu ngân sách. Việc triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền là một giải pháp cần thiết để tạo sân chơi công bằng, minh bạch giữa các mô hình kinh doanh, đồng thời ngăn chặn hiệu quả tình trạng trốn thuế, gian lận thương mại.
Chính phủ cũng đã ban hành Công điện số 88/CĐ-TTg ngày 12/6/2025 yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tăng cường quản lý, đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền trong các hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp tới người tiêu dùng. Đây là bước đi quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa hệ thống thuế, kiểm soát doanh thu thực chất, và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua minh bạch hóa các giao dịch.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều biến động, người tiêu dùng ngày càng cẩn trọng hơn và xu hướng mua sắm trực tuyến gia tăng mạnh, các hộ kinh doanh truyền thống buộc phải thay đổi tư duy và phương thức vận hành. Việc áp dụng công nghệ, sử dụng hóa đơn điện tử không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là công cụ giúp hộ kinh doanh bắt kịp môi trường kinh doanh hiện đại, minh bạch, hiệu quả và bền vững hơn.
Theo Thùy Dương (TTXVN)